Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
(Chinhphu.vn) - Ngày 27/2, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X). Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường Trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang và Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Trương Vĩnh Trọng đồng chủ trì Hội nghị. Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 "về tăng cường sự lãnh
(Chinhphu.vn) - Ngày 27/2, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X). Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường Trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang và Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Trương Vĩnh Trọng đồng chủ trì Hội nghị. Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí" nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí có chuyển biến tích cực. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng, lãng phí đã bị kiềm chế. Số vụ việc tham nhũng, lãng phí lớn, nghiêm trọng, phức tạp xảy ra trong 2 năm qua có giảm hơn. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng được tăng cường; việc xử lý các hành vi tham nhũng nghiêm minh hơn (kể cả xử lý về kỷ luật đảng, xử lý hành chính và xử lý hình sự: nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng tồn động đã được rà soát đưa ra xử lý và xử lý dứt điểm; một số lĩnh vực nhạy cảm được xử lý có tác dụng răn đe, phòng ngừa tham nhũng. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang chỉ ra một số hạn chế, yếu kém của công tác như: hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng còn thấp, chưa đạt được như mong đợi; tệ tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng và có diễn biến phức tạp. Những hạn chế này có nhiều nguyên nhân và trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng trước hết thuộc trách nhiệm của cấp uỷ các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm trong thời gian tới, bên cạnh việc thực hiện tốt hơn nữa các chủ trương, giải pháp và nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 3 đã đề ra, đồng chí Trương Tấn Sang chỉ ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo và quyết liệt thực hiện. Thứ nhất, nhận thức đúng về trách nhiệm trong phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí là phải ngay từ trong từng cấp uỷ, trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Không thể trông chờ, ỷ lại vào sự phát hiện tham nhũng, lãng phí từ bên ngoài. Thứ hai, đề cao trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Các cấp uỷ đảng cần xác định công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một trọng tâm để kiểm điểm, là một tiêu chí để đánh giá cán bộ, đảng viên, lựa chọn cấp uỷ. Thứ ba, điều chỉnh chương trình, hành động, kế hoạch triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 theo hướng cụ thể, khả thi và phân công rõ trách nhiệm cho từng tập thể, cá nhân. Từng cấp uỷ đảng, từng ngành, từng cấp cần xác định lĩnh vực, địa bàn trọng tâm, trọng điểm cho phù hợp để tập trung chỉ đạo, chú ý các lĩnh vực trọng điểm như: quản lý sử dụng đất đai; xây dựng cơ bản; thu,chi ngân sách; sử dụng tài sản công; công tác tổ chức cán bộ... Rà soát danh mục các vụ án tham nhũng để có biện pháp chỉ đạo tập trung, xử lý dứt điểm, cương quyết, không để kéo dài. Thứ tư, hoàn thiện các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá X). Việc thành lập ban chỉ đạo và phân công đầu mối theo dõi công tác phòng chống tham nhũng cần được vận dụng linh hoạt, nhằm đảm bảo chắc chắn cho sự chỉ đạo, điều hành thống nhất công tác phòng, chống tham nhũng. Thứ năm, các cấp uỷ đảng cần tập trung chỉ đạo thường xuyên nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp trong công tác này. Thứ sáu, đưa công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những trọng tâm công tác, một nội dung quan trọng để kiểm điểm việc thực hiện theo định kỳ của cấp uỷ các cấp. Hàng năm có báo cáo chuyên đề kiểm điểm về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí để đến năm 2010 tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, báo cáo trong đại hội đảng các cấp.
Trong cả nước, từ ngày 1/10/2006 đến ngày 30/6/2008 đã tiếp nhận 5.674 đơn tố cáo, 4.274 đơn khiếu nại liên quan đến tham nhũng; đã xử lý kỷ luật hành chính 614 vụ, 1.330 người, xử lý hình sự 413 vụ; 2 năm qua các cơ quan thanh tra đã phát hiện sai phạm với tổng giá trị 12.720 tỷ đồng, 19.501 ha đất. Theo thống kê, số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý trong 2 năm qua có xu hướng ngày càng giảm (chỉ tính từ ngày 1/10/2007 đến ngày 31/8/2008, các vụ án về tham nhũng được khởi tố trong cả nước giảm 30% số vụ và 25% số bị can so với cùng kỳ năm trước.

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

BẮC GIANG Thời tiết

 

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 7,798
Tổng số trong ngày: 17
Tổng số trong tuần: 2,936
Tổng số trong tháng: 10,872
Tổng số trong năm: 68,885
Tổng số truy cập: 517,052